ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Động từ là gì?

Động từ là một loại từ thường được sử dụng để diễn tả hành động quá trình trạng thái hoặc sự thay đổi của một vật một người hoặc một sự việc. Động từ thường đặt ở vị trí trung tâm trong câu và có thể thay đổi hình thức để phù hợp với chủ ngữ và thời gian được nhắc đến trong câu. Ví dụ: “I eat breakfast every morning”; trong đó “eat” là động từ diễn tả hành động ăn của chủ ngữ “I”.

Vị trí của động từ trong câu. 

Động từ thường đứng sau chủ ngữ và đứng trước tính từ và tân ngữ để bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ và tân ngữ đó.

Ví dụ: My girlfriend reads books every day.

          I am waiting for you.

          She is beautiful.

Phân loại các động từ.

1. Phân loại động từ theo hình thức:

Động từ nguyên mẫu (Infinitive verb): to+V (V là động từ nguyên mẫu). 

Ví dụ: I eat an apple. 

Động từ quá khứ (Past tense verb): V+ed (đối với động từ thường) hoặc V2 (đối với động từ bất quy tắc).  

Ví dụ: He loved me.

          She flew a kite. 

Hiện tại phân từ (Present participle verb): V+ing. 

Ví dụ: She is playing the piano.

Quá khứ phân từ (Past participle verb): V+ed (đối với động từ thường) hoặc V3 (đối với động từ bất quy tắc). 

Ví dụ: The letter is written by me.

         

2. Phân loại động từ theo ý nghĩa:

Động từ chỉ hành động (Action verb): Diễn tả hành động cụ thể. Ví dụ: Run, eat, sleep,…

Động từ chỉ trạng thái (Stative verb): Diễn tả các trạng thái. Ví dụ: appear, feel, look, smell,…

Trợ động từ (Auxiliary verb): Được sử dụng để hỗ trợ cho động từ chính trong câu. Ví dụ: have, be, do,…

3. Phân loại theo cách sử dụng:

Động từ chính (Main verb) là động từ diễn tả ý nghĩa chính của câu. Ví dụ: I play football everyday.

Động từ khuyết thiếu (Modal verb) được sử dụng để diễn tả ý chí, khả năng, lời khuyên,… Ví dụ: can, should, may, might,…

Cụm động từ: Là sự kết hợp giữa động từ và giới từ hoặc trạng từ tạo thành một ý nghĩa mới. Ví dụ: look up, give up,…

 

4. Phân loại động từ theo thời gian:

Động từ thì hiện tại (Present tense verb): Diễn tả hành động đang xảy ra hoặc tình trạng hiện tại. Ví dụ: I play game every morning.

Động từ thì quá khứ (Past tense verb): Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ: I played game yesterday.

Động từ tương lai (Future tense verb): Diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ: I will play game tomorrow. 

 

Cách chia động từ tiếng Anh:

Để có thể chia động từ bạn cần nhớ 2 nguyên tắc sau:

  • Trong câu có 1 động từ => Chia động từ theo thì
  • Trong câu có 2 động từ trở lên => Động từ đứng sau chủ ngữ chia theo thì, các động từ còn lại chia theo dạng.

1. Chia động từ theo thì

Động từ ở mỗi thì sẽ có cách chia khác nhau dựa theo mốc thời gian xảy ra hành động, sự việc. Để nắm được các quy tắc chia động từ theo thì, bạn cần phải học thuộc ngữ pháp các thì trong tiếng Anhbảng động từ bất quy tắc.

  1. Thì hiện tại đơn: (+) S + V (s/es) + O

=> Chia động từ giữ nguyên thể hoặc thêm đuôi “s” hoặc “es”.

Ví dụ: The sun rises in the east. (Mặt trời mọc ở phía đông.)

  1. Thì hiện tại hoàn thành: (+) S + have/has + PP + O

=> Chia động từ theo dạng quá khứ phân từ.

Ví dụ: I have not returned to my hometown for 2 years. (Đã 2 năm rồi tôi không về quê.)

  1. Thì hiện tại tiếp diễn: (+) S + am/is/are + V-ing

=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.

Ví dụ: I’m playing chess. (Tôi đang chơi cờ tướng.)

  1. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: (+) S + have/has + been + V-ing + O

=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.

Ví dụ: I have been working here for 2 years. (Tôi đã làm việc ở đây được 2 năm.)

  1. Thì quá khứ đơn: (+) S + V-ed/P2

=> Chia động từ thêm đuôi “ed” hoặc chia theo thể quá khứ.

Ví dụ: I graduated 2 years ago. (Tôi đã tốt nghiệp cách đây 2 năm.)

  1. Thì quá khứ hoàn thành: (+) S + had + PP + O

=> Chia động từ theo quá khứ phân từ.

Ví dụ: She hadn’t completed her homework when she went to school. (Cô ấy đã không hoàn thành bài tập về nhà của mình khi cô ấy đi học.)

  1. Thì quá khứ tiếp diễn (+): S + was/were + V-ing + O

=> Chia động từ thêm đuôi “V-ing”.

Ví dụ: I was studying at 4 pm yesterday. (Tôi đang học lúc 4 giờ chiều hôm qua.)

  1. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: (+) S + had been + V-ing + O

=> Chia động từ thêm đuôi “V-ing”.

Ví dụ: I had been jogging for 2 hours before it rained. (Tôi đã chạy bộ 2 giờ trước khi trời đổ mưa.)

  1. Thì tương lai đơn: (+) S + will/shall + V-inf

=> Chia động từ nguyên mẫu không “to”.

Ví dụ: I will watch the movie. (Tôi sẽ xem phim.)

  1. Thì tương lai hoàn thành: (+) S + shall/will + have + PP

=> Chia động từ theo quá khứ phân từ.

Ví dụ: I will have finished my homework this weekend. (Tôi sẽ hoàn thành bài tập về nhà vào cuối tuần này.)

  1. Thì tương lai tiếp diễn: (+) S + shall/will + be + V-ing + O

=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.

Ví dụ: I will be eating bread from noon tomorrow. (Tôi sẽ đanh ăn bánh mì từ trưa mai.)

  1. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: (+) S + shall/will + have been + V-ing + O

=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.

Ví dụ: At the end of this month, she will have been learning yoga for 2 months. (Cuối tháng này, cô ấy sẽ học yoga được 2 tháng.)

  1. Thì tương lai gần: (+) S + am/is/are + going to + V-inf

=> Chia động từ nguyên mẫu không.

Ví dụ: Is she going to learn English? (Cô ấy sẽ đi học tiếng Anh phải không?)

 

2. Chia động từ theo dạng

Trong câu có thể chứa nhiều động từ nên chỉ động từ đứng sau chủ ngữ được chia theo thì, còn lại các cộng từ khác được chia theo dạng.

  • Động từ nguyên mẫu không “to”
  • Động từ nguyên mẫu có “to”
  • Động từ thêm đuôi “ing” hay còn gọi là danh động từ (V-ing)
  • Động từ ở dạng quá khứ phân từ

Có 2 cấu trúc chính giúp ta nhận biết trong câu xuất hiện động từ trong tiếng Anh chia theo dạng:

  • V1 – O – V2: Hai động từ cách nhau bởi tân ngữ.
  • V1 – V2: Hai động từ liền kề nhau.

Trong đó: V1 là động từ chia theo thì, V2 là động từ chia theo dạng. Nếu theo sau V1 là động từ chỉ giác quan thì V2 sẽ được chia thành động từ “V-inf” hoặc động từ “V-ing”.

Ví dụ:

VD 1: I saw her walking with another man. (Tôi thấy cô ấy đi cùng một người đàn ông khác.)

=> Động từ “saw” được chia theo thì do đứng sau chủ ngữ “I”. Cấu trúc trong câu có “saw her walking” thuộc dạng “V1 – O – V2” nên động từ “walk” được chia theo dạng “waking” vì theo sau động từ chỉ giác quan là động từ dạng “V-ing”.

VD 2: I want to meet you. (Tôi muốn gặp bạn.)

=> Động từ “want” được chia theo thì do đứng sau chủ ngữ “I”. Cấu trúc trong câu có “want to meet” thuộc dạng “V1 – V2” nên động từ “meet” được chia theo dạng “to meet” vì theo sau “want” bắt buộc phải là một động từ dạng “to V-inf”.

 

Những động từ mà theo sau nó là một “to V-inf” (chưa phải là tất cả).

Cấu trúc: V – to V
Afford: Đủ khả năng Appear: Xuất hiện Fail: Hỏng Arrange: Sắp xếp
Bear: Chịu trách nhiệm Begin: Bắt đầu Choose: Lựa chọn Promise: Hứa
Decide: Xử đoán Expect: Đoán trước Wish: Muốn Refuse: Bác bỏ lời yêu cầu
Learn: Học hỏi Hesitate: Do dự Intend: Có ý định Prepare: Chuẩn bị
Manage: Quản lý Neglect: Bỏ mặc Propose: Đề xuất Offer: Biếu
Pretend: Giả vờ Seem: Hình như Swear: Tuyên thệ Want: Muốn

 

Cấu trúc: V – O – to V
Advise: Khuyên nhủ Ask: Hỏi Encourage: Khuyến khích Forbid: Ngăn cấm
Permit: Cho phép Remind: Nhắc lại Allow: Cho phép Expect: Tưởng rằng
Invite: Mời gọi Decide: Quyết định Order: Đặt hàng Persuade: Khuyên
Request: Thỉnh cầu Want: Muốn Wish: Muốn Instruct: Dạy dỗ
Mean: Nghĩa là Teach: Dạy Tempt: Dụ dỗ Go: Đi

 

Những động từ mà theo sau nó là một “V-ing” (chưa phải là tất cả)

Gồm các động từ chỉ giác quan: Hear, see, feel, watch, observe, smell,… và một số từ khác.

V_ing
Anticipate: Dự đoán Avoid: Tránh Delay: Chậm trễ Postpone: Hoãn lại
Quit: Thoát Admit: Chấp nhận Discuss: Bàn luận Mention: Đề cập
Suggest: Đề xuất Urge: Thúc giục Keep: Giữ Continue: Tiếp tục
Involve: Liên quan Enjoy: Thưởng thức Practice: Lường gạt Dislike: Gớm
Mind: Để ý Tolerate: Tha thứ Love: Yêu Hate: Ghét
Resent: Phẫn nộ Understand: Hiểu Resist: Kháng cự Recall: Hồi tưởng
Consider: Xem xét Deny: Từ chối Imagine: Tưởng tượng Beat: Đánh đập

 

*Chú ý: Có những động từ mà theo sau có có thể là một “to V-inf” hoặc “V-ing” tùy vào ý nghĩa của câu.

Động từ Ví dụ
Stop (Dừng lại) to V-inf: I stopped to work. (Tôi đã dừng lại để làm việc.)

=> Dừng lại để làm việc gì đó.

V-ing: I stopped working. (Tôi đã ngừng làm việc.)

=> Dừng hẳn việc đang làm.

Remember/Forget (Nhớ lại/Quên) to V-inf: I forgot to do that. (Tôi đã quên làm điều đó.)

=> Quên chưa làm việc gì đó.

V-ing: I remember doing that. (Tôi nhớ đã làm điều đó.)

=> Nhớ lại việc đã làm.

Regret (Sự hối tiếc) to V-inf: I regret to tell you that you lost. (Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng bạn đã thua cuộc.)

=> Lấy làm tiếc.

V-ing: I regret doing that. (Tôi hối hận vì đã làm điều đó.)

=> Hối hận về việc đã làm.

Try (Thử) to V-inf: I try to do housework. (Tôi cố gắng làm việc nhà.)

=> Cố gắng làm một việc gì đó.

V-ing: I try jogging. (Tôi thử chạy bộ.)

=> Thử làm một việc gì đó.

Want (Muốn) to V-inf: I want to go somewhere. (Tôi muốn đi đâu đó.)

=> Muốn làm một việc gì đó.

V-ing: I don’t want him talking about me. (Tôi không muốn anh ấy nói về tôi.)

=> Muốn một điều gì đó.

Need (Nhu cầu) to V-inf: I need to fix my car. (Tôi cần sửa xe của mình.)

=> Cần làm một việc gì đó.

V-ing: The shirt needs cleaning. (Áo sơ mi cần được làm sạch.)

=> Điều gì đó cần phải làm.

Mean (Nghĩa là) to V-inf: Failing the exam means you have to retake the exam. (Thi trượt nghĩa là bạn phải thi lại.)

=> Giải thích điều gì đó.

V-ing: I mean learning must go hand in hand. (Ý tôi là học phải đi đôi với hành.)

=> Ai đó nói ra suy nghĩ của mình.

Go on (Đi tiếp) to V-inf: What proportion of people who are HIV-positive go on to develop AIDS? (Tỷ lệ người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là bao nhiêu?)

=> Một điều gì đó tăng trường hoặc tiếp tục phát triển.

V-ing: I won’t go on working in this job forever. (Tôi sẽ không tiếp tục làm công việc này mãi mãi.)

=> Ai đó nói ra dự định của mình.

Có những động từ trong câu xuất hiện dạng “to V-ing” đóng vai trò là giới từ: Confess to, be/get used to, look forward to, object to, accustomed to,…

Bài tập 

1. Bài tập với động từ thường:

  1. I (listen) _________ to music every night.
  2. They (go) _________ to school every day.
  3. We (get) _________ up at 5 every morning.
  4. You (live) _________ in a big city.
  5. Nga and Lan (brush) _________ their teeth.
  6. Nam and Ba (wash) _________ their faces.
  7. I (have) ________ breakfast every morning.
  8. Na (have) ________ breakfast at 6 o’clock.
  9. Every morning, Ba (get) _________ up.
  10. He (brush) _________ his teeth.

2. Bài tập với động từ tobe:

  1. It ……………………… cold today.
  2. I ……………………… at home now.
  3. They ……………………… Korean.
  4. There ……………………… a pen on the desk.
  5. My name ……………………… Nikita.
  6. We ……………………… from Ukraine.
  7. That ……………………… right.
  8. I ……………………… OK, thanks.
  9. Clara and Steve ……………………… married.
  10. She ……………………… an English teacher.

 

3. Đáp án

Đáp án bài tập động từ thường

  1. listen 
  2. go
  3. get
  4. live
  5. brush
  6. wash
  7. have
  8. has
  9. gets
  10. brushes

Đáp án bài tập động từ to be

  1. is
  2. am
  3. are
  4. is

 

Bài viết liên quan